Kinh nghiệm học tiếng Anh

CÁC QUY TẮC ĐÁNH DẤU TRỌNG ÂM CƠ BẢN TRONG TIÊNG ANH

CÁC QUY TẮC ĐÁNH DẤU TRỌNG ÂM CƠ BẢN TRONG TIÊNG ANH  


Tiếng Anh dần trở nên quan trọng đối với cuộc sống hiện đại, giúp bạn gặt hái được nhiều thành công trong học tập và công việc. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể thành thạo, tự tin sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp thường ngày vì hạn chế trong khả năng nói. Điều đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng khả năng nói tốt là ngữ âm phải tốt, trọng âm phải chuẩn để tránh trường hợp người bản ngữ không hiểu bạn đang nói gì. Hiểu rõ các quy tắc đánh dấu trọng âm sẽ giúp bạn nâng cao khả năng giao tiếp tự nhiên và có ngữ điệu hơn. Trung tâm Langmaster giới thiệu với bạn các quy tắc đánh trọng âm cơ bản, mẹo đánh dấu trọng âm giúp bản giao tiếp trôi chảy và tự tin hơn. 


Xem thêm:  



1. Quy tắc thứ nhất 

Đối với hầu hết các tính từ và danh từ có hai âm tiết, trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ nhất. 

Ví dụ: 

Table /ˈteɪb(ə)l/ (n): Cái bàn Angry /ˈaŋɡri/ (adj): Giận dữ 

Orange /ˈɒrɪn(d)ʒ/ (n): Quả cam Happy /ˈhapi/ (adj): Hạnh phúc

Chicken /ˈtʃɪkɪn/ (n): Con gà Pretty /ˈprɪti/ (adj): Dễ thương  


Lưu ý: Có một vài trường hợp là danh từ hai âm tiết nhưng trọng âm lại rơi vào âm tiết thứ hai: 

Advice /ədˈvaɪs/ (n): Lời khuyên Machine  /məˈʃiːn/ (n): Máy móc 

Mistake /mɪˈsteɪk/ (n): Lỗi lầm Hotel (n) /həʊˈtel/ : Khách sạn  

 

Ngoài ra, một số từ 2 âm tiết sẽ có trọng âm khác nhau tùy vào loại từ. 

Ví dụ: record /ˈrek.ɔːd/ (n): Hồ sơ  Desert /ˈdez.ət/ (n): Sa mạc 

Khác với 

Record /rɪˈkɔːd/ (v): Ghi chép Desert /dɪˈzɜːt/ (v): Rời bỏ 


2. Quy tắc thứ hai 

Đối với hầu hết các động từ có hai âm tiết, trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ hai 

Ví dụ: 

Forgive /fəˈɡɪv/ (v): Tha thứ Begin /bɪˈɡɪn/ (v): Bắt đầu 

Agree /əˈɡriː/ (v): Đồng ý Attend /əˈtɛnd/ (v): Tham dự 

Survive /səˈvʌɪv/ (v): Tồn tại Invite /ɪnˈvaɪt/ (v): Mời 


Lưu ý: Có một vài trường hợp là động từ hai âm tiết tuy nhiên trọng âm lại rơi vào âm tiết thứ nhất.   

Answer /ˈɑːn.sər/ (v): Trả lời Happen /ˈhæp.ən/ (v): Xảy ra  

Enter /ˈen.tər/ (v): Đi vào Offer /ˈɒf.ər/ (v): Đưa ra đề nghị 

Open /ˈəʊ.pən/ (v): Mở cửa Visit /ˈvɪz.ɪt/ (v): Đến thăm 


3. Quy tắc thứ 3 

Đối với các từ có hai âm tiết bắt đầu bằng chữ “a" thì trọng âm nhấn vào âm tiết thứ hai 

Ví dụ: 

About /əˈbaʊt/ (adv): Về Above /əˈbʌv/ (adv): Ở trên 

Again /əˈɡen/ (adv): Lần nữa Alone /əˈləʊn/ (adj): Cô đơn 

Alike /əˈlaɪk/ (adj): , tương tự Amazed /əˈɡəʊ/ (adj): Ngạc nhiên


4. Quy tắc thứ 4 

Đối với các từ kêt thúc bằng các đuôi: -ety, -ity, -ion, -sion, -cial, -ically, -ious, -eous, -ian, -ior, -iar, -iasm, -ience, -iency, -ient, -ier, -ic, -ics, -ial, -ical, -ible, -uous, -ics, -ium, -logy, -sophy, -graphy, -ular, -ulum thì trọng âm nhấn vào âm tiết ngay trước nó.   

Ví dụ: 

Decision /dɪˈsɪʒ.ən/ (n): Quyết định Attraction /əˈtræk.ʃən/ (n): Sự thu hút 

Librarian /laɪˈbreə.ri.ən/ (n): Thủ thư Society /səˈsaɪ.ə.ti/ (n): Xã hội 

Patient /ˈpeɪ.ʃənt/ (adj): Kiên nhẫn Popular /ˈpɒp.jə.lər/ (adj): Nổi tiếng 


Lưu ý: Một số trường hợp ngoại lệ 

Lunatic /ˈluː.nə.tɪk/ (adj): Mất trí Arabic /ˈær.ə.bɪk/ (adj): Thuộc Ả rập 

Politics /ˈpɒl.ə.tɪks/ (n): Chính trị Arithmetic /əˈrɪθ.mə.tɪk/ (n): Số học


5. Quy tắc thứ 5 

Các từ kết thúc bằng -ate, -cy, -ty, -phy, -gy nếu có 2 âm tiết thì trọng âm nhấn vào âm tiết thứ nhất. Nếu từ có từ 3 âm tiết trở lên thì trọng âm nhấn vào âm tiết thứ 3 từ cuối lên. 

Ví dụ:  

Communicate /kəˈmjuː.nɪ.keɪt/: Giao tiếp Regulate /ˈreɡ.jə.leɪt/: Điều chỉnh 

Classmate /ˈklɑːs.meɪt/: bạn cùng lớp Technology/tekˈnɒl.ə.dʒi/: Công nghệ 

Emergency /ɪˈmɜː.dʒən.si/: Khẩn cấp Certainty /ˈsɜː.tən.ti/: Chắc chắn

Biology /baɪˈɒl.ə.dʒi/: Sinh học Photography /fəˈtɒɡ.rə.fi/: Chụp ảnh 


Lưu ý: Một số trường hợp ngoại lệ 

Accuracy /ˈæk.jə.rə.si/: Chính xác Advocacy /ˈadvəkəsi/: Sự bào chữa 


6. Nguyên tắc thứ 6  

Các từ tận cùng bằng đuôi -ade, -ee, -ese, -eer, -ette, -oo, -oon, -ain (v), -esque, -isque, -aire, -mental, -ever, -self thì trọng âm nhấn ở chính các đuôi này 

Ví dụ: 

Lemonade /ˌlem.əˈneɪd/: Nước chanh Chinese /tʃaɪˈniːz/: Thuộc Trung Quốc 

Pioneer /ˌpaɪəˈnɪər/: Người dẫn đầu Kangaroo /ˌkæŋ.ɡərˈuː/: Con Kangaroo 

Typhoon /taɪˈfuːn/: Bão Whenever /wenˈev.ər/: Bất kỳ khi nào 

Environmental /ɪnˌvaɪ.rənˈmen.təl/: Môi trường 

 

Lưu ý: Một số trường hợp ngoại lệ: 

Coffee /ˈkɒf.i/: Cà phê  Committee /kəˈmɪt.i/: Uỷ bản  

 

 

7. Nguyên tắc thứ 7 

Trọng âm rơi vào chính các từ kết thúc bằng các âm tiết sau: -sist, -cur, -vert, -test, -tain, -tract, -vent. 

Ví dụ:  

Event /ɪˈvent/: Sự kiện Contract /kənˈtrækt/: Liên lạc 

Protest /prəˈtest/: Biểu tình Persist /pəˈsɪst/: Bền bỉ 

Maintain /meɪnˈteɪn/: Duy trì  Herself /hɜːˈself/: Cô ấy  

 

8. Nguyên tắc thứ 8 

Các từ kết thúc bằng đuôi: how, what, where,... thì trọng âm chính nhấn vào âm tiết thứ nhất 

Ví dụ: 

Anywhere/ˈen.i.weər/: Bất kỳ nơi nào Somehow /ˈsʌm.haʊ/: Một lý do nào đó 

 

9. Nguyên tắc thứ 9 

Trọng âm không rơi vào những âm yêu như /ə/ hay /i/ 

Ví dụ

Computer /kəmˈpjuːtər/: Máy tính Occur /əˈkɜːr/: Xảy ra  

 

10. Nguyên tắc thứ 10 

Các tiền tố (prefix) và hậu tố không bao giờ mang trọng âm mà thường nhấn mạnh ở từ gốc. Các tiền tố không làm thay đổi trọng âm chính của từ.  

Ví dụ: 

Important /ɪmˈpɔː.tənt/: Quan trọng Unimportant /ˌʌn.ɪmˈpɔː.tənt/: Không quan trọng 

Perfect /ˈpɜː.felt/: Hoàn hảo Imperfect /ɪmˈpɜː.felt/: Không hoàn hảo  

Appear /əˈpɪər/: Xuất hiện Disappear /ˌdɪs.əˈpɪər/: Biến mất  

Crowded /ˈkraʊ.dɪd/: Đông đúc Overcrowded /ˌəʊ.vəˈkraʊ.dɪd/: Đông nghịt 

Beauty /ˈbjuː.ti/: Sự xinh đẹp Beautiful /ˈbjuː.tɪ.fəl/: Xinh đẹp  

Teach /tiːtʃ/: Dạy học Teacher /ˈtiː.tʃər/: Giáo viên 

 

Lưu ý: Một số trường hợp ngoại lệ 

Statement  /ˈsteɪt.mənt/: Lời phát biểu Understatement /ˌʌn.dəˈsteɪt.mənt/: Sự nói ít đi 

 





 
 

Bài viết khác

Hỗ trợ trực tuyến