Download tài liệu

Luyện nghe tiếng anh bằng phương pháp chép chính tả

Với sự phát triển của internet như hiện nay, các bạn học tiếng Anh không còn gặp nhiều khó khăn trong việc luyện nghe tiếng Anh. Nhưng không phải ai cũng biết cách luyện nghe tiếng Anh hiệu quả. Bài viết này xin giới thiệu với các bạn phương pháp luyện nghe tiếng Anh bằng phương pháp chép chính tả. Đây là phương pháp phổ biến được nhiều bạn áp dụng, đặc biệt với những bạn muốn cải thiện kỹ năng nghe nói thì đây là phương pháp tuyệt vời dành cho bạn.

Bài viết dưới đây hoàn toàn là những kinh nghiệm thật của những người đi trước mà mình cóp nhặt được trên mạng, nên câu từ có thể không được chỉn chu, các bạn thông cảm nhé.
 
 

LUYỆN NGHE TIẾNG ANH BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHÉP CHÍNH TẢ

 

1) Nghe tiếng anh kém, nghe thật nhiều BBC, CNN (radio, xem TV) xem phim tiếng Anh (không phụ đề) -> nghe sẽ giỏi, làm listening IELTS sẽ điểm cao ??

 
Sai. Nếu khả năng nghe của bạn chưa tốt thì chắc chắn là bạn nghe các kênh đó sẽ không hiểu tý gì cả. Bạn nhủ thầm cứ cố gắng nghe tiếp rồi sẽ tiến bộ thôi. Lần 2,3,4…n và kết quả là: WOAAAA….vẫn vậy. Nguyên nhân rất đơn giản, thực ra không phải bạn không nghe được gì, bạn vẫn nghe được người ta nói đấy thôi. Nhưng các âm đấy bạn chưa nghe bao giờ (bạn không biết các từ đấy phát âm thế nào hoặc biết nhưng không đúng) nên nghe bạn không hiểu . Việc luyện nghe mà không có transcript cũng giống như bạn tập giải toán mà không có đáp án vậy. Bạn không biết  mình đang làm đúng hay sai thì làm sao rút kinh nghiệm để tiến bộ được (Thực ra: nghe kiểu “tắm ngôn ngữ” bạn vẫn có thể áp dụng, nhưng chỉ nên coi nó như 1 supplementary method thôi chứ không phải main technique. Phương pháp này có đem lại hiệu quả nhưng rất ít. Nếu bạn là người mới bắt đầu hoặc mất gốc tiếng Anh, bạn có thể tham khảo bài luyện nghe tiếng Anh cho người mới bắt đầu.
 
2) Giải pháp
 
Phương pháp luyện nghe hiệu quả nhất (đặc biệt với làm bài nghe trong kỳ thi IELTS) mà mình được biết và đã áp dụng hiệu quả đó là NGHE VÀ CHÉP CHÍNH TẢ. Bạn nghe và chép chính tả lại 100% những gì bạn nghe được. (Nếu bạn nào cũng học FTU thì năm thứ 1 môn tiếng Anh các thầy cô cũng hay luyện bạn nghe và chép chính tả. Giờ ko biết còn thế ko?). Bạn nên kết hợp luyện nghe và luyện pronunciation luôn (luyện nghe với nói bao giờ cũng nên luyện song song). Cụ thể phương pháp này như sau:
 
+ Bước 1: tìm một nguồn phát tiếng Anh chuẩn (nói về chủ đề mà bạn thấy hứng thú) và phải có phụ đề (nhất thiết phải có)
 
Bạn có thể tim trên youtube, các kênh news của BBC, VOA, CNN ( CNN student news - MC nói khá rõ ràng dễ nghe và bài nào cũng có sub đi kèm. Lúc đầu mình nghe chương trình này) các bộ phim tiếng anh cũng được nếu bạn thích nhưng phải có phụ đề đi kèm,. Nếu khả năng nghe của bạn tương đối khá, mình highly recommend các bạn nên nghe các bài thuyết trình ở trang ted.com (“TED là 1 tổ chức toàn cầu chuyên tổ chức các buổi nói chuyện, thuyết trình với các chuyên gia trên thế giới. Các bạn có thể tìm thấy mọi chủ đề mình quan tâm, từ  Gender đến Technology, Medical,… với đủ mọi độ dài thường là dưới 6 phút hoặc khoảng 20′” – nguồn: Hội sĩ tử IELTS.)
 
Lưu ý:
+ Bạn chỉ nên chọn bài nghe dưới 10’ thôi không không chép nổi đâu. Như 1 bài phát thanh CNN student news (tầm 10’) mình chép ra cũng thành kín 5 trang giấy và trong 4 ngày mới xong (mỗi ngày mình có 3 tiếng để học t.a). Bạn nên
+ Nếu bạn muốn luyện để thi IELTS là chính thì nên chọn nguồn nói giọng Anh – Anh để nghe. Đang nghe quen giọng Anh-Mỹ đi thi IELTS toàn giọng Anh-Anh cũng khá mệt đấy vì một số từ người Anh phát âm rất đặc trưng và rất khác với tiếng Anh Mỹ
 
 
+ Bước 2 (giai đoạn  đau khổ nhất ): Listen and transcribe it
Bạn nghe và chép lại tất cả những gì bạn nghe được. Đương nhiên là việc này sẽ rất khó, bạn sẽ mắc phải rất nhiều lỗi sai và không nghe được nhiều từ (có thể là từ mới bạn chưa biết, hoặc từ bạn đã biết nhưng bạn lại phát âm sai -> nghe sai). Hồi đầu thử transcribe cnn student news, mình sai toe toét luôn. Không sao, kinh nghiệm ở đây của mình là: cứ nghe, cứ viết ra tất cả những gì bạn nghe được (đoán được) rồi so sánh với transcript và rút kinh nghiệm dần dần. Bạn sẽ tiến bộ nhanh hơn bạn nghĩ rất nhiều. Sau này, bạn sẽ thấy do phải chép chỉnh tả 100%, những từ lúc nghe hay sót như “and” “the”, từ có số nhiều hay không…bạn nghe sẽ rất rõ. Và đến khi quay lại làm listening IELTS thì -> Easy as eating pancakes
 
Lưu ý:
Phần mềm nghe mình khuyên các bạn nên sử dụng để luyện ở bước 2 này là GOM player thay vì trình chơi nhạc mặc định window media player. Phần mềm này bạn có thể nghe từ đoạn A đến B, tua đi hoặc tua lại trong bao nhiêu giây bằng phím tắt…và rất nhiều tính năng hữu ích khác. Phần mềm No.1 để luyện nghe t.a mà mình vote. Down tại đây:
 
http://www.download.com.vn/timkiem/GOM+Player/index.aspx
 
+ Bước 3: Tập đọc lại theo transcript và thu âm lại so sánh
 
Ở bước này, bạn hãy nghe thật kỹ phát thanh viên đọc, nhấn nhá, nối âm, lên xuống ở đâu. Bạn bắt chiếc giống hệt thế rồi đọc. Sau đó nghe lại phần thu âm giọng đọc của mình, xem chỗ nào chưa giống thì đọc lại. Sửa đến khi nghe lại thấy ưng ý thì thôi. Công việc này cũng khá là nản nhưng đây là cách luyện Pronunciation cực kỳ hiệu quả. Bản thân mình đã duy trì tập nói theo cách này liên tiếp trong 2,5 tháng. Kết quả rất tuyệt vời khi nói chuyện với một bác Tây, bác khen mình phát âm hay và hỏi đã ở nước ngoài ah làm mình sướng rơn
 
Lưu ý:
Về thu âm:
+ Bạn hãy mua một tai nghe có mic. Loại nào cũng ok tùy túi tiền của bạn (Nên luyện nghe bằng tai nghe cho giống với khi thi và tập trung hơn). Đi thi thật thì bạn được nghe tai ko dây xịn (mình thi IDP nên ko biết thi BC thì thế nào) nghe sướng hơn tai nghe ở nhà nhiều.
+ Dùng phần mềm Audacity để thu. Đây là phần mềm khá nhỏ gọn và tiện để thu âm. (bạn thu âm để luyện speaking chứ ko phải hát hay rap nên ko cần soft kiểu Cool edit pro hay Adobe audition làm gì cho nặng máy ^^ )
Link download:
http://download.com.vn/audio+video/video+editor+studio/5346_audacity.aspx
 

KINH NGHIỆM CHO LUYỆN NGHE TIẾNG ANH BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHÉP CHÍNH TẢ

 
Nếu bạn đang dùng smartphone, hãy search trên store và down apptedict về để học.
Apps này sẽ hỗ trợ bạn viết chính tả theo phương pháp trên mình nói. Nguồn tiếng anh là web ted.com. Lúc viết chính tả bạn sẽ có tùy chọn hiện transcript dịch tiếng Việt nên sẽ dễ dàng hơn khá nhiều. Nếu dùng android giống mình có thể vào appstore.vn down về free. Link down:
http://appstore.vn/android/index.php/details?id=com.egloos.scienart.tedictpro
 
Phù, vậy là xong Listening. Giải thích cụ thể nên dài dòng vậy thôi chứ 3 bước làm khá nhanh. Nếu bạn kiên trì học theo cách này trong tầm 1 tháng thôi. Mình cam đoan bạn sẽ ngạc nhiên vì sự tiến bộ của bản thân (như mình vậy) :D. Các tips khi đi thi Listening IELTS mình không trình bày, đã có rất nhiều tips post trên mạng. Nếu bạn cần mình sẽ gửi mail hết cho (địa chỉ mail ở cuối bài). Nhưng mình nói thật, áp dụng các tips cho Listening chỉ nâng bandscore cho bạn lên được tầm 0.5-1 điểm thôi. Luyện theo phương pháp trên đến khi trình lên, bạn sẽ thấy cảm giác đang nghe được tầm 15-20 câu (band 5.5) lên 35-40 (band 8+) câu sung sướng thế nào ? :D
 

CÁC CÂU HỎI XUNG QUANH VIỆC LUYỆN NGHE TIẾNG ANH BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHÉP CHÍNH TẢ

 
1. Nghe sau bao lâu thì có kết quả ?
Đáp: Đây là phương pháp giúp bạn lên trình nghe nhanh nhất mà mình biết. Thông thường học sinh của mình đi thi, mỗi ngày nghe 2,3 tiếng, sau 2 tháng trình nghe sẽ tăng từ 22-23 câu lên 30-32 câu. Tốt nhất bạn nên luyện nghe tiếng Anh giao tiếp để đạt hiệu quả tốt nhất.
 
2. Tại sao tôi nghe lâu mà không có kết quả ?
Đáp: Một số bạn có hỏi câu này. Mình có hỏi các bạn là nghe mỗi ngày bao lâu thì câu trả lời là : 30 phút. 30 phút quá ngắn và thực sự không đủ. Bạn nên nghe ít nhất 1 tiếng hoặc 2 tiếng một ngày để thấy kết quả được nhanh hơn. Miễn là bạn kiên trì, chịu khó phương pháp này nhất định có tác dụng với bạn.

TÀI LIỆU LUYỆN NGHE TIẾNG ANH BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHÉP CHÍNH TẢ

 

I. Với các bạn trình độ nghe còn bập bõm, cực kỳ hiếm khi nghe tiếng Anh (như nghe nhạc, xem phim, xem show), và không chăm học tiếng Anh ở trường

 
Bạn phải học lại cách phát âm chuẩn cho mình trước nhé. Các bạn còn khá yếu ở những mảng như: ending sound (âm cuối của từ), phụ âm (các âm bật hơi và không bật hơi), nối âm (chữ trước với chữ sau).
 
Clip hướng dẫn phát âm chuẩn từ giáo viên bản xứ: Các bạn có thể tự tìm tòi thêm trên Youtube nhé:
- Vowel: Nguyên âm: https://www.youtube.com/watch?v=c97xwLdSsXU
- Consonant: Phụ âm: https://www.youtube.com/watch?v=4cU9fqpCqBA
- Connected speech: Nối âm – bí quyết nói nhanh như người bản xứ: https://www.youtube.com/watch?v=m3g51xfopIE
 
Nguồn để chép dictation cho các bạn nghe kém:
 
Bạn nên chép các section 1 trong quyển “Official Cambridge Guide to IELTS”. Mình thấy tốc độ nói trong section 1 của quyển này khá chậm và không bị nói quá khó với các bạn.
Link download: http://ieltsmaterial.com/offical-cambridge-guide-ielts/
 
Sau đó, các bạn nên tự chép chính tả theo kiểu word by word cho mình.
 
Bước 1: Bật audio được tầm 3 chữ thì dừng audio, viết lại chữ đó ra giấy.
Bước 2: chỗ nào nghe không thủng, nghe hoài không ra chữ gì thì để trống, nghe tiếp các từ khác.
Bước 3: Chép tầm 1 phút của audio đó.
Bước 4: So sánh lại với phần transcript (Phần chữ của audio). Bạn kiểm tra cho mình, chỗ nào bạn không nghe được là từ gì? Từ này bạn có biết không? Nếu bạn hoàn toàn biết, tại sao bạn lại không nghe được? (Không nghe được vì từ này bạn phát âm hoàn toàn sai nên nghe không khớp âm họ nói)
Bước 5: Ngồi tổng hợp lại các từ vựng bạn đọc sai hoàn toàn từ trước đến giờ.
Bước 6: Phân tích lại những phần như ending sound, nối âm, lên xuống giọng (intonation) của người nói trong audio.
 
Thực hiện đủ 6 bước như vậy trong vòng 3-4 tuần cho mình. Đảm bảo khả năng bắt âm của bạn sẽ khác trước rất nhiều.
 

II. Với các bạn nghe tạm ổn, có thể nghe hiểu tầm 40% trở lên những nội dung trong audio

 
Ban đầu bạn cũng dành ra 2 tuần ngồi chép chính tả như các bạn nghe kém kia nhé. Vì các bạn vẫn còn mắc nhiều lỗi phát âm, nên nghe chưa rõ từ ý. Bạn cũng chép chính tả trong các section 1 và 2 của quyển “Official Cambridge Guide to IELTS”
Đến tuần thứ 3, bạn có thể chép dictation trong bộ Cam, từ quyển 5 trở đi, và chép các section từ 1-3 thôi là ổn rồi. Bạn nên tăng độ khó nên bằng cách chép như sau:
- Cho băng chạy một mạch từ đầu đến cuối. Khi băng vừa chạy thì ghi chép thật nhanh, thật ngắn gọn (take note) các cụm từ quan trọng, các nội dung chính trong câu họ vừa nói. Bạn không cần viết những từ KHÔNG QUAN TRỌNG.
- Cố gắng rèn khả năng viết thật nhanh (tốc ký) để có thể take note thật nhanh theo băng.
Cách làm này làm bạn bắt kịp được tốc độ của người nói, vẫn ghi chép được ý chính.
 
Trên đây là tổng hợp những kinh nghiệm học tiếng Anh từ những người thành công mà mình sưu tầm được trên mạng. Mong rằng nó sẽ hữu ích cho bạn.

Chúc bạn học tiếng Anh thành công
 
 

Bài viết khác

Hỗ trợ trực tuyến